Chương 2 - Học Bổng Cướp Đi

Trước cửa văn phòng, từ xa tôi đã thấy cô ta đang khoe túi xách mới.

Tôi mắt đỏ hoe xông vào, gào lên đầy hy vọng:

“Cô Trần!”

Cô ta sững lại, nhìn tôi từ đầu đến chân, như bị điện giật vội vàng xua tay:

“Đi đi đi, nhìn cái bộ dạng bẩn thỉu của em xem, đừng làm bẩn túi mới của cô.”

Đợi đến khi cất túi xong, cô mới bực dọc liếc tôi một cái:

“Có chuyện gì?”

“Chu Nhã bọn họ luôn bắt nạt em, hôm nay còn đánh em thành ra thế này!”

Tôi sốt ruột chỉ vào vết thương trên trán.

“Ai? Chu Nhã à?” – Cô ta đảo mắt, rồi khẽ thở dài một tiếng.

“Bạn bè chơi đùa xô xát một chút là chuyện bình thường thôi, giáo viên cũng khó can thiệp.”

Khó can thiệp? Tôi tưởng mình nghe nhầm.

Đây là lời mà một giáo viên nên nói ra sao?

Tôi sực tỉnh, gấp rút hỏi tiếp:

“Vậy… suất học bổng của em đâu? Cô giáo, suất đó vẫn là của em đúng không? Không ai được cướp đi, đúng không ạ?”

Tôi rưng rưng nước mắt, nhìn vào ánh mắt chột dạ của cô ta.

Cô ta giả vờ bận rộn, cầm tách trà nhấp một ngụm, mãi sau mới mở miệng:

“Chuyện này quên không thông báo cho em… Chu Nhã so với em, càng cần khoản học bổng đó hơn.”

Một luồng phẫn nộ lập tức dội thẳng lên đầu, tôi cảm giác cả thế giới quan của mình bị đập nát.

“Chu Nhã nhiều tiền như vậy, sao còn đi cướp học bổng của người nghèo?”

“Bình đẳng mà. Có tiền thì không được nhận học bổng chắc?”

Cô ta càng lúc càng tỏ ra mất kiên nhẫn.

Tôi nghẹn giọng: “Nhưng em là trẻ mồ côi… không có học bổng, em sống sao nổi?”

Khóe miệng cô ta nhếch lên, lộ rõ sự chế giễu:

“Đúng là em là trẻ mồ côi, nhưng chính sách đâu có nói học bổng nhất định phải cho trẻ mồ côi?”

“Cả thế giới này có biết bao nhiêu đứa mồ côi, chẳng lẽ đều phải phát tiền hết cho tụi nó à?”

Ngay lúc ấy, điện thoại trên bàn bỗng sáng lên, cô ta theo phản xạ bấm mở.

Tiếng của Chu Nhã vang lên rõ ràng:

“Cô giáo, mẹ em tặng cô cái túi có vừa ý không ạ?”

“À phải rồi, chắc con nhỏ kia đang trên đường tìm cô đấy, cô biết phải làm gì rồi đúng không?”

Cô ta luống cuống định tắt đi, nhưng tôi đã nghe được tất cả.

Tôi run rẩy giơ tay chỉ vào chiếc túi hàng hiệu đó:

“Chỉ vì cô nhận quà từ nhà nó, mà cô đẩy em đến bước đường cùng sao?”

Bị vạch trần, gương mặt cô ta bỗng nổi cơn thịnh nộ, vớ lấy cuốn sách nện thẳng vào đầu tôi:

“Tôi thấy em quen thói vu khống rồi! Tôi trước giờ luôn công tâm chính trực, sinh viên tôi quản lý không thể nào có chuyện bắt nạt người khác!”

Vốn đã bị thương, tôi không chịu nổi lực đánh, “rầm” một tiếng ngã vật xuống nền nhà.

Cô ta đứng trên cao, giận dữ trợn mắt nhìn tôi:

“Tôi tốt bụng nhắc em một câu: nhà Chu Nhã quyền thế cỡ nào, em chỉ là một đứa mồ côi, muốn chống lại nó chẳng khác nào tìm đường chết!”

Tôi nằm trên mặt đất, không nhịn được cười khổ:

“Cô sẽ gặp báo ứng đấy.”

Lồng ngực cô ta phập phồng dữ dội, bỗng quay người lục tung đống giấy tờ trên bàn.

Cuối cùng, cô ta rút ra đơn xin vào Đảng của tôi, xé nát tan tành.

“Với cái tư tưởng này của em, tôi sẽ không bao giờ làm người giới thiệu cho em nữa. Em cũng không xứng làm đảng viên.”

“Còn nữa, tôi sẽ lập biên bản xử lý kỷ luật, sau này đến vay vốn sinh viên em cũng đừng mơ.”

Cô ta túm lấy cổ áo tôi, kéo lê ra ngoài, ném mạnh xuống hành lang, đầu tôi đập mạnh xuống nền nhà lạnh lẽo.

Sợi dây chuyền trên cổ bị đứt, chiếc vỏ đạn gắn trên dây rơi xuống.

Leng keng keng keng.

m thanh trong trẻo vang vọng khắp hành lang, nghe như đang khóc, đang kể lể.

Tôi nhìn chằm chằm vào viên đạn đó, dường như thấy lại gương mặt phong trần, đầy mỏi mệt của ba tôi.

Trước khi ba lên đường ra trận, ông đã tự tay đeo sợi dây chuyền có viên đạn này lên cổ tôi, dịu dàng vuốt ve gương mặt tôi.

“Năm xưa ông nội con hy sinh anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ viện Triều, đến cả hài cốt cũng không còn.”

“Viên đạn này là do đồng đội ông nội nhặt được trên chiến trường, là phát súng cuối cùng ông bắn ra để bảo vệ đất nước.”

“Nó đã cùng ba giành được biết bao chiến thắng. Hôm nay, ba giao lại bùa hộ mệnh này cho con, mong con gái của ba được bình an trưởng thành, sống hạnh phúc cả đời.”

Thế nhưng ba tôi, khi ra đi ngực đeo hoa đỏ, lúc trở về lại là quốc kỳ phủ thân.

Tôi khó nhọc bò về phía trước, siết chặt viên đạn trong tay, òa khóc không thành tiếng.

Ba ơi, ba có đang vì con mà đau lòng không?

Ba ơi, con không cần ba thắng trận nữa… ba có thể… quay về được không?

Ba ơi…

Một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên má tôi, lau đi dòng nước mắt.

Ngẩng đầu lên, tôi thấy thầy Tô – người giáo viên trẻ – đang nhìn tôi bằng ánh mắt tràn đầy đau lòng.

“Con à, với loại người đó nói lý lẽ cũng vô ích. Không được thì chúng ta đi tìm viện trưởng.”

Hy vọng trong lòng tôi lại lần nữa được thắp lên.

Thầy Tô đỡ tôi đứng dậy, dìu tôi đến văn phòng viện trưởng.

Vừa đến cửa, thì đụng ngay viện trưởng đang bước ra.

Thầy Tô vội vã trình bày đầu đuôi sự việc, còn chỉ cho viện trưởng thấy vết thương của tôi.

Viện trưởng cau mày, giọng trầm xuống:

“Tôi hiểu rồi. Thầy về làm việc của mình đi.”

Thầy Tô lắc đầu: “Tôi không yên tâm.”

Viện trưởng bỗng nhiên ho mạnh một tiếng, trong giọng mang theo lửa giận:

“Anh là giáo viên thực tập thì làm tốt việc của mình trước đã!”

Thầy Tô bị quát đến giật mình, đành từ từ buông tay ra.

Lúc rời đi còn ngoái đầu lại ba lần.

Đợi thầy khuất bóng, ánh mắt viện trưởng liếc tôi một cái lạnh tanh:

“Bắt nạt? Em có chứng cứ gì không?”

Báo cáo