Chương 9 - Sống Lại Tôi Quyết Không Để Mẹ Khổ Vì Tra Nam
Ông ta còn chưa nói xong, tôi đã lớn tiếng cắt lời:
“Đúng, ông là bố tôi. Cũng chính là người nổi đình nổi đám trên mạng với danh xưng ‘ăn bám mười tám năm’.
Ở nhà ông chưa từng dạy tôi học một chữ, đến ly nước cũng chưa bao giờ rót cho tôi.
Ông thi công chức mất bảy năm… cuối cùng còn ngoại tình!”
Tuyệt vời.
Đám phóng viên ngay lập tức quay sang bu lại phỏng vấn bố tôi.
Thủ khoa thì năm nào tỉnh nào cũng có, nhưng một thủ khoa có “ông bố truyền kỳ” như vậy thì đúng là hiếm có khó tìm.
Thế là, bố tôi… lại nổi tiếng lần nữa.
Dạo này ông ta sống cực kỳ khổ sở, nên dù bị phóng viên hỏi khó đến đâu cũng cắn răng chịu đựng.
Đặc biệt là khi nghe nói tôi có thể nhận được học bổng ba trăm triệu.
Mắt ông ta lập tức sáng rực như sắp phun ra lửa.
Chờ phóng viên đi rồi, tôi giả vờ tủi thân, ấm ức nói:
“Bố, bố biết mà, từ nhỏ con đã rất ngưỡng mộ bố, mẹ cũng rất yêu bố.
Nếu như không phải bố phản bội gia đình này, thì giờ nhà mình đã hạnh phúc biết bao!”
Bố tôi lập tức giơ tay lên thề sống thề chết:
“Bố biết sai rồi, bố thề sẽ không bao giờ như thế nữa, thật đấy!
Mấy hôm nay bố luôn tự kiểm điểm, ăn năn.
Bố vẫn luôn yêu mẹ con và con, là con đàn bà kia dụ dỗ bố, giờ bố đã cắt đứt với cô ta rồi.”
Tôi mím môi, lắc đầu nói:
“Bố, con có thể tha thứ cho bố, nhưng bố phải có thành ý.
Chỉ cần bố lấy lại hết số tiền đã tiêu cho cô ta trong mấy năm qua con và mẹ sẽ tha thứ cho bố.
Giờ con có tiền rồi, có thể đầu tư cho bố làm ăn.
Trường đồng ý miễn toàn bộ học phí cho con, còn có học bổng, được đặc cách học thẳng lên thạc sĩ, rồi tiến sĩ, sau này ra trường chắc chắn vào doanh nghiệp top 500 quốc gia, lương thấp nhất cũng năm trăm triệu một năm…”
Chiếc bánh tôi vẽ ngày càng to.
Mắt bố tôi cũng ngày càng sáng như đèn pha.
Ông ta lập tức phấn khích nói:
“Gia Gia, yên tâm, bố sẽ đi đòi lại tiền ngay!
Đảm bảo không thiếu một đồng nào!
Vợ ơi, em đi mua thêm vài món ngon nhé, tối nay anh về ăn mừng!”
Mẹ tôi mỉm cười gật đầu:
“Được!”
15
Bố hí hửng đi đòi tiền.
Thật ra mấy năm qua ông ta cũng không tiêu quá nhiều cho Bạch Nguyệt Quang, người bỏ tiền nhiều hơn lại chính là cô ta.
Cho nên khi nghe bố tôi nói muốn lấy lại toàn bộ số tiền đó, cô ta tức điên lên.
Cô ta lập tức từ chối thẳng thừng, còn chửi bố là đồ vô dụng, đồ thất bại, hèn nhát chẳng làm nên trò trống gì.
Bố tôi vốn đã chịu khổ mấy hôm nay, bị người đời khinh rẻ đủ kiểu, trong lòng đang đầy lửa giận.
Thế là, ông ta động tay.
Tống Quyên tuy nhìn bên ngoài yếu đuối, nhưng khi tức điên lên cũng rất hung dữ.
Cô ta vớ lấy con dao gọt hoa quả trên bàn, lao đến đâm bố tôi.
Nhưng dù sao sức lực nam nữ cũng khác biệt quá lớn, cô ta chỉ kịp rạch một đường trên hông bố.
Trong cơn tức tối, bố tôi giật lấy con dao rồi đâm thẳng vào người cô ta.
Một nhát đâm xuống, Tống Quyên ngã gục trong vũng máu, bất động.
Bố tôi lúc này mới sợ điếng người, vứt dao rồi quay đầu bỏ chạy.
Người đầy máu, ông ta bị bảo vệ khu nhà chặn lại, lập tức bị báo cảnh sát.
Bố bị cảnh sát bắt đi ngay tại chỗ.
Nhưng tôi từ nhỏ đã là người chịu áp lực rất giỏi, càng lúc nguy cấp, đầu óc tôi lại càng tỉnh táo.
Vậy mà, vì chưa đến ba mươi triệu, cô ta mất mạng.
Còn bố tôi thì bị tuyên hai mươi năm tù, tội cố ý giết người.
Hơi tiếc, không phải án chung thân.
Nhưng cũng chẳng sao.
Bây giờ đâu còn chính sách giảm án nữa, ông ta có ra được cũng phải hai mươi năm sau.
Khi đó, tôi đã ngoài ba mươi, sự nghiệp vững vàng, còn sợ gì một ông già sắp vào đất?
Trong tù, bố liên tục viết thư cho tôi và mẹ.
Nhưng chúng tôi đều rất bận.
Tôi bận học, bận làm nghiên cứu, bận theo thầy hướng dẫn đi thi khắp nơi trên thế giới.
Mẹ bận mở thêm chi nhánh trà sữa, bận học quản lý, bận làm đẹp, dưỡng da giữ dáng.
Tiền là thứ thuốc bổ tốt nhất của phụ nữ.
Thậm chí là đại bổ.
Mẹ tôi giờ nhìn như mới hơn ba mươi tuổi, còn có mấy cậu “trai trẻ” theo đuổi nữa cơ!
Những người từng coi thường, chê cười mẹ ngày xưa ở quê giờ đều nhìn mẹ bằng ánh mắt ghen tị.
Còn tôi, một đứa con gái vốn không được ghi tên vào gia phả, giờ cũng đường hoàng có tên trong đó.
Bố tôi ngồi tù mất mặt, nhưng chẳng liên quan gì đến tôi và mẹ.
….
Tôi vốn là một đứa con gái hiếu thảo.
Làm sao có thể để người cha yêu quý của mình cô đơn đến già trong tù được chứ?
Thế nên sau khi xong xuôi mọi việc, tôi cũng “rảnh tay” viết lại cho bố một bức thư hồi âm.
Chỉ đúng một câu:
“Nếu có kiếp sau, chỉ mong mỗi người tự cầm ô, ai đi đường nấy.”
Sau đó, tôi còn “chu đáo” sắp xếp vài người anh em từng ngồi tù có “số má” vào chăm sóc ông ta tận tình.
Ai bảo tôi quá hiếu thảo chứ?!
End