Chương 8 - Sống Lại Tôi Quyết Không Để Mẹ Khổ Vì Tra Nam
Đám đông bị chen lấn, rồi một nhóm thanh niên cao to, xăm trổ đầy mình xuất hiện.
Giọng họ hung dữ, hét lớn:
“Cho chúng mày thêm mười phút, không dọn xong là bọn tao vứt hết ra ngoài!”
Nói xong, một người trong số đó còn nhìn bố tôi cười khẩy:
“Ông chính là Chu Kiện Hùng ăn bám mười tám năm phải không?
Tôi sống từng này tuổi chưa thấy ai không biết xấu hổ như ông, mất mặt đàn ông tụi này quá đi!
Hồi vợ ông cần tiền gấp, căn nhà rách nát này bán hoài không được, mới chịu bán rẻ lại cho tôi.
Biến lẹ đi, thấy ông lần nào là tôi đập lần đó, thật là thứ súc sinh!”
Vừa nãy còn gân cổ đòi ăn thua đủ, giờ bố tôi cười còn khó coi hơn khóc, vội vàng cúi đầu nịnh nọt:
“Anh à, căn nhà này là của tôi với vợ tôi chung mà, bà ấy bán mà tôi không đồng ý thì đâu có giá trị pháp lý…”
Gã đầu gấu nhả một vòng khói thuốc ngay vào mặt ông, nhếch môi đe doạ:
“Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ ông, ông lấy tư cách gì mà nói không đồng ý?
Còn nói thêm câu nào nữa là tôi giết thật đấy, tin không?!”
Tin chứ, sao mà không tin cho được.
Gã này nổi tiếng là trùm giang hồ khu này, dưới tay có cả trăm đàn em, ai mà không sợ?
Còn vì sao gã chịu ra tay giúp mẹ tôi, là vì trước đây mẹ từng làm thuê ở quán ăn mà gã hay ghé.
Sau khi biết chuyện, gã thấy mẹ tôi đáng thương nên mới ra tay giúp đỡ.
Bố tôi giờ sợ thật rồi.
Cũng chẳng dám thu dọn đồ đạc nữa, lập tức quay người chạy mất.
13
Tôi và mẹ chuyển vào căn hộ gần trường học.
Mọi thứ tốt hơn rất nhiều, tuy trong bếp không có điều hòa nhưng có máy hút mùi mạnh, thông thoáng, không hề ngột ngạt chút nào.
Ban ngày mẹ làm ở tiệm trà sữa, ban đêm thì ngồi học cùng tôi.
Chỉ còn một tuần nữa là đến kỳ thi đại học.
Bố không có chỗ để ở, đành tìm đến Tống Quyên.
Nhưng giờ Tống Quyên đã vì ông ta mà bị cả cộng đồng mạng chửi rủa, ghét ông ta thấu xương, chẳng thèm cho vào cửa.
Cuối cùng, bố phải đi thuê một phòng trọ nhỏ rẻ tiền để ở tạm.
Số tiền lấy từ mẹ còn dư chút ít, đủ để thuê một căn phòng nhỏ xíu.
Từ đó, ngày nào ông ta cũng mò đến trường chặn tôi.
Nhưng lần nào cũng bị bảo vệ hét lớn đuổi đi, cả trường đều biết chuyện xấu hổ của ông ta.
Dù ông ta có trơ mặt đến đâu cũng không dám công khai tìm tôi nữa, đành phải lén lút trốn sau gốc cây nhìn trộm.
Nếu ông ta chịu quay đầu lại nhìn về phía bên kia đường, sẽ thấy mẹ đang ngồi trong tiệm trà sữa mát lạnh, thảnh thơi ngồi xem ti vi dưới điều hoà.
Mẹ không vội ly hôn, dù sao cũng chẳng định tái hôn, mọi chuyện để sau kỳ thi đại học rồi tính.
Kiếp trước lỡ mất kỳ thi đại học, lần này tôi đã có cơ hội bù đắp.
Đề thi khó hơn tôi tưởng, nhưng phương pháp luyện đề “dội bom” thật sự có tác dụng — mấy dạng bài quen thuộc tôi đều từng luyện qua.
Tới khi nộp bài môn cuối cùng, tôi cảm giác cả người nhẹ bẫng như được giải thoát.
Mẹ nhìn thấy nụ cười trên mặt tôi còn vui mừng hơn cả tôi.
“Con yêu của mẹ cuối cùng cũng thi xong rồi. Mấy ngày qua con vất vả quá, còn mệt hơn mẹ đi làm ba công việc một lúc nữa!
Con muốn ăn gì, muốn đi đâu chơi, mẹ đều đồng ý, phải thoải mái nghỉ ngơi một chút nhé!”
Tôi ôm chặt lấy mẹ, vừa tự hào vừa kiêu ngạo:
“Mẹ ơi, con làm bài tốt cực luôn! Con có linh cảm lần này, không là Thanh Hoa thì cũng là Bắc Đại!”
“Trước đây con còn hơi lo, sợ từ chối suất tuyển thẳng rồi thi sẽ khó, nhưng giờ con thật sự thấy may vì đã từ chối.
Con thật sự không thích ngành y, bắt con làm bác sĩ chắc con chết mất.”
Mẹ tôi dịu dàng xoa đầu tôi, cưng chiều nói:
“Chỉ cần con vui, học trường nào, ngành gì mẹ cũng đều ủng hộ.”
Đúng vậy, mẹ tôi không có học vấn cao, nói chuyện thì to tiếng, là một người phụ nữ nông thôn điển hình.
Nhưng mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này, không ai sánh bằng.
Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con gái của mẹ!
Thật sự… tuyệt quá đi mất!
14
Tôi biết mình thi đại học rất tốt. Nhưng không ngờ lại tốt đến mức này.
Truyền thuyết “khóa điểm” cuối cùng tôi cũng được trải nghiệm. Và còn trở thành thủ khoa khối tự nhiên của cả tỉnh.
Hiệu trưởng, lãnh đạo, phóng viên chen chúc vây kín tiệm trà sữa, Băng rôn chúc mừng “Thủ khoa khối tự nhiên toàn tỉnh” được treo to tướng ở cổng trường.
Tôi dắt tay mẹ, vui vẻ trả lời phỏng vấn thì bố tôi bất ngờ xuất hiện.
Ngày xưa ông ấy ăn mặc dù không quá cầu kỳ nhưng luôn gọn gàng, áo quần phẳng phiu, tóc tai gọn gàng, cằm không dính lấy một sợi râu.
Giờ đây thì áo nhăn nheo, tóc bết dầu, râu ria lởm chởm.
Không đến nỗi như người vô gia cư, nhưng nhìn chẳng khác gì mấy bác công nhân làm quần quật cả ngày.
Thấy cảnh tượng trước mắt, ông ta ngớ người một giây rồi lập tức hét lớn đầy phấn khích:
“Tôi là bố của thủ khoa tỉnh Chu Gia Gia!
Chu Gia Gia là tôi một tay dạy dỗ, mẹ nó chỉ là một người đàn bà nhà quê, chữ còn chưa biết đọc hết…”