Chương 8 - LỘT TRẦN BỘ MẶT MẸ CHỒNG
8
Bà hàng xóm già cũng không bênh vực họ nữa: “Chị à, con dâu chị như vậy là tốt lắm rồi.
Chị cũng nên nghĩ từ góc độ của vợ chồng tụi nhỏ chứ…”
Mẹ chồng lại cãi: “Không phải tôi không muốn giúp đưa đón cháu, mà ở quê bận trăm công nghìn việc.
Người thành phố các cô có cuối tuần, có lễ có tết, đi chơi du lịch suốt.
Còn tụi tôi ở quê thì ba trăm sáu mươi lăm ngày cắm mặt ngoài đồng, lấy đâu ra thời gian nấu cơm cho họ?”
Tôi bật cười: “Bận… ngồi đánh mạt chược thì có!
Hai người ra ngoài làm thuê suốt 10 năm, đất đai thì giao hết cho người ta canh tác.
Về quê rồi cũng không lấy lại đất, chỉ trồng ít khoai với bắp trên hai mảnh đất nhỏ.
Không nuôi gà, không nuôi vịt, không nuôi heo, cũng không nuôi chó. Thế thì bận cái gì chứ?
Cả ngày ngồi ở bàn mạt chược. Bà tưởng tôi không biết sao?”
Trước đây tôi thật sự không biết. Cứ nghĩ là họ ở quê đi làm thuê kiếm tiền.
Tết về quê, mẹ chồng nói đất cho người khác trồng rau, hai ông bà giúp người ta cắt rau, mỗi ngày kiếm được trăm nghìn.
Tôi thấy, ở nông thôn mà một ông bà năm mươi – sáu mươi tuổi kiếm được năm – sáu triệu một tháng là giỏi rồi.
Nhưng mẹ chồng cứ hay gọi điện than hết tiền, nào là bị bệnh, nào là thiếu hụt.
Cho đến khi tôi nghe bà hàng xóm nói, chỉ có ba chồng là đi cắt rau thuê, còn mẹ chồng thì suốt ngày đánh bài.
Lúc ấy tôi mới hiểu tại sao tiền bạc trong nhà họ lúc nào cũng thiếu.
Mẹ chồng lại cãi chày cãi cối: “Tôi chỉ đánh mạt chược nhỏ thôi, mỗi ván chưa tới năm nghìn, thắng thua không đáng kể.”
Tôi cười mỉa: “Vấn đề đâu phải là thắng hay thua lớn hay nhỏ!”
Hàng xóm bắt đầu nhao nhao lên:
“Ngày nào bà cũng đánh bài, sao không chịu giúp con trai con dâu một tay?”
“Đã có thời gian thì sao không phụ đưa đón cháu?”
“Đúng rồi đấy, đó là cháu ruột của bà cơ mà!”
“…”
Mẹ chồng cãi lại:
“Ai sinh thì người đó nuôi! Tôi nuôi lớn con trai, con gái tôi là đã hết trách nhiệm rồi. Tôi giúp thì là tình nghĩa, không giúp mới là bổn phận!”
Bà hàng xóm lớn tuổi không nhịn được nữa:
“Bà chưa từng giúp gì cho con dâu, bây giờ lấy tư cách gì bắt nó nuôi dưỡng mình?”
Người khác cũng đồng tình:
“Đúng rồi, con dâu không có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ chồng.”
“Con dâu nuôi là tình cảm, không nuôi là đúng quy định!”
“Sao bà cứ bám lấy nhà con trai con dâu không chịu đi?”
“Đuổi bà ấy đi đi!”
“…”
Tốt rồi, bây giờ mọi người đều đứng về phía tôi.
máy.
Ba chồng xông tới nắm tay tôi kéo lại: “Buông mẹ mày ra, đồ không có dạy…”
Đúng lúc đó, cửa thang máy mở ra, ba mẹ tôi dẫn con gái trở về.
Ba tôi bước lên, tát cho ba chồng một cái: “Ông là ba chồng thì có quyền gì đánh con gái tôi?”
Ba chồng định đánh trả. Con gái tôi dang hai cánh tay nhỏ chắn giữa hai người: “Không được đánh ông ngoại cháu!”
Ba chồng quát: “Ta là ông nội của cháu đấy!”
“Dù ông là ai đi nữa, cũng không được đánh ông ngoại! Cũng không được đánh mẹ cháu!”
Mẹ chồng lại bắt đầu làm loạn: “Mọi người nhìn xem, đây là đứa con gái do Hồ Đào dạy dỗ đấy!
Nó dạy con nó cãi lại người lớn, còn dám chống đối ông bà nội ruột! Nó làm hư cả cháu gái tôi rồi!”
Có người cười khẩy: “Ông bà làm ông bà nội kiểu gì mà bao nhiêu năm không mua nổi cho cháu một cái áo?
Không nuôi cháu ngày nào, không chịu bỏ ra cái gì, giờ lại đòi cháu nó thân thiết?
Còn mặt mũi nào đòi hỏi?”
Mẹ chồng cứng họng, không nói được gì.
Ba mẹ tôi giúp sức, cả nhà cùng hợp lực đẩy ba mẹ chồng vào thang máy. Tôi cũng đẩy luôn Lưu Tiêu vào trong. Ba mẹ chồng định bước ra thì bị chính Lưu Tiêu chặn lại.
Cửa thang máy khép lại, tôi thở phào nhẹ nhõm.