Chương 6 - LỘT TRẦN BỘ MẶT MẸ CHỒNG

6

Bình thường tôi không tiếp xúc với họ nhiều. Mỗi năm về quê ăn Tết vài hôm là lại quay về thành phố.

Vì con gái tôi không quen thời tiết ở quê, Mỗi lần về là người bé đầy rôm sảy, ngứa ngáy khắp mình.

Hơn nữa con đi học, vợ chồng tôi đi làm, nên chỉ có dịp Tết là tranh thủ về chơi ít ngày.

Tết đến, nhà đông khách, mẹ chồng lúc nào cũng vui vẻ, cười nói lớn tiếng, niềm nở tiếp khách.

Trong mắt tôi, bà có hơi áp đặt, có phần keo kiệt, nói nhiều, tật xấu lặt vặt thì đầy…

Nhưng vẫn nằm trong mức tôi có thể chịu được.

Còn hôm nay là lần đầu tiên tôi thấy bà như một người đàn bà đanh đá ngồi lăn lộn giữa nhà, gào khóc tru tréo như lên đồng.

Đúng là mở mang tầm mắt.

Tôi cười khẩy một tiếng, hỏi lại: “Cô nói là bỏ nhiều tiền sính lễ để cưới tôi về?

Vậy tôi xin hỏi mọi người ở đây: sáu triệu sáu, có được gọi là sính lễ cao không?”

Mọi người lắc đầu cười: “Sáu triệu sáu thì cao cái gì? Cùng lắm là tiền tiêu vặt.”

Mẹ chồng lập tức cãi lại: “Nhưng ở quê tôi, sáu triệu sáu là sính lễ cao lắm rồi!

Con gái tụi tôi đi lấy chồng đâu có cần nhà trai đưa tiền đâu.

Chỉ có bên gái chuẩn bị của hồi môn thôi.

Cho nên lần này tôi mới muốn chuẩn bị nhà làm của hồi môn cho con gái.

Không giấu gì mọi người, tôi không lấy nhà trai một đồng sính lễ nào cả. Chỉ vì thấy nhân phẩm thằng rể tốt nên mới gả con!”

Có một cậu thanh niên đùa:”Vậy quê cô con gái nhiều đến nỗi ế chồng à? Giới thiệu cho tụi cháu vài cô đi!”

Mọi người nghe vậy phá lên cười, rôm rả hùa theo.

“Đúng đấy, thành phố bọn tôi đang rất thiếu những cô gái tốt như vậy, vừa không đòi sính lễ, lại còn có nhà mang đi làm của hồi môn.”

“Cô ơi, cô có sinh thêm mấy cô con gái nữa không?”

“Hay cô có cháu gái nào thì giới thiệu cho bọn cháu với.”

“…”

Mẹ chồng tôi im bặt.

Từ thang máy, người trên dưới đều kéo đến, đứng chật cả hành lang.

Trước đây tôi sợ chuyện trong nhà bị người ngoài biết, mỗi lần cãi nhau với Lưu Tiêu đều đóng cửa lại, nói nhỏ nhẹ.

Nhưng giờ mẹ chồng tôi trực tiếp la hét ngoài cửa, tôi cũng chẳng còn gì phải giấu.

Tôi chất vấn bà ta:

“Bà còn dám nói là đối xử tốt với tôi á?

Tôi mang thai chín tháng, bà đến chăm tôi một ngày nào chưa?

Tôi sinh con, bà có vào bệnh viện nhìn tôi một lần nào chưa?

Tôi ở cữ bốn mươi ngày, bà có gửi cho tôi nổi một quả trứng không?

Con gái tôi mười một tuổi rồi, bà đã từng đưa đón nó đi học một lần nào chưa?

Cái ‘tốt’ của bà chỉ nằm trên đầu lưỡi.

Điện thoại thì gọi thường xuyên, lời nói thì ngọt như đường, nào là ‘ăn nhiều vào’, ‘đừng tiết kiệm quá’.

Nhưng mấy năm nay, bà có chuyển cho vợ chồng tôi một đồng nào chưa?

Tết về quê, bao lì xì bà đưa cho cháu gái chỉ là tờ giấy đỏ, trên đó viết đúng mấy chữ: Học hành chăm chỉ, ngày càng tiến bộ.

Nhìn khuôn mặt cứng đờ của con gái tôi, bà lại cười nghiêng ngả.

Chồng tôi nói, bà chỉ cần lì xì nó một nghìn, coi như có lòng, con bé sẽ không thất vọng.

Bà lại còn cãi: Không thể để con nít quen với thói ăn sẵn.

Bà nói vậy, sao chính mình còn làm gương xấu – toàn đòi ăn sẵn mà chẳng chịu làm?

Mười hai năm nay, Bà từ từ rút tiền của vợ chồng tôi đến mấy trăm triệu, bà còn mặt mũi nào nói là đối xử tốt với tôi?”

Nghe tôi nói xong, hàng xóm bàn tán xôn xao.

Có người bênh tôi: “Không chăm con dâu lúc ở cữ là thù không đội trời chung!”

Cũng có người bênh bà ta: “Dù gì thì cũng là mẹ chồng, có sai đến đâu thì cũng là người lớn, không có bà ấy thì làm gì có chồng cô, thôi đừng chấp nữa.”

Tôi cười nhạt:”Không có bà ấy thì tôi vẫn sẽ có chồng thôi! Ếch hai chân thì hiếm, chứ đàn ông hai chân thì đầy!”

Một cô gái trẻ cũng phụ họa: “Đúng rồi đấy, mẹ chồng kiểu này thì có chồng cũng như không, bỏ đi cho nhẹ đầu.”

Báo cáo Nếu phát hiện thiếu chương hoặc bất kỳ vấn đề nào, hãy phản hồi cho tôi! :)