Chương 1 - Cuộc Đời Thay Đổi Nhờ Một Loại Nấm

Kiếp trước, tôi từng lén trèo lên tường ngóng sang bên kia nghe em đánh đàn, bị bà phát hiện, liền cầm gậy đánh tới tấp.

“Mày cái thằng ranh này, suốt ngày nghĩ linh tinh!”

“Mấy thứ học hành tinh anh chỉ rước họa vào thân!”

Đó là lần đầu tiên tôi cãi lại bà:

“Bà ơi, con muốn đi học! Tri thức là sức mạnh, bà hãy tin con, con nhất định sẽ giỏi hơn tất cả mọi người!”

Nhưng thứ tôi nhận lại, chỉ là những trận đòn dã man nối tiếp.

Mẹ nhận ra tâm trạng tôi bất ổn, liền hỏi:

“Nản chí rồi à?”

Tôi lắc đầu. Không hẳn là nản, chỉ là nhận ra giữa tôi và em trai vẫn còn một khoảng cách lớn. Vẫn còn rất nhiều thứ tôi cần phải học.

Mẹ xoa đầu tôi, dịu dàng an ủi:

“Đừng lo, mẹ tin ở con. Học hành phải từng bước một, đừng nóng vội.”

Nhìn ánh mắt vững tin của mẹ, tôi gật đầu thật mạnh.

Không sao, kiếp này, tôi còn rất nhiều thời gian để học!

5

Cứ như vậy, tôi bước vào cấp hai dưới cái bóng của “thiên tài thiếu niên” – em trai tôi.

Mấy năm qua bất kể tôi học gì, em trai cũng sẽ “vô tình” khoe vài chiêu để đè tôi một đầu.

Thế nên bà nội càng tin chắc, tất cả đều nhờ cách “giáo dục thả rông” của bà mà em mới giỏi giang như vậy.

Dù bà chẳng biết em học mấy thứ đó ở đâu, nhưng điều đó không quan trọng – tất cả đều là công lao của bà. Trong cuộc chiến quan niệm giáo dục, bà cho rằng mình đã thắng mẹ tôi.

Mẹ tôi thì chưa từng nản lòng. Mỗi ngày đều kiểm tra tiến độ học của tôi, giúp tôi sửa bài, thỉnh thoảng mới nhàn nhạt buông một câu:

“Thắng hay thua gì chứ, chỉ cần mẹ đã dốc hết tâm sức để trao cho con những gì tốt nhất, thì đã không thẹn với lòng.”

Bước vào cấp hai, mọi thứ bắt đầu thay đổi từ từ.

Ở tuổi đang phát triển, nhờ có chuyên gia dinh dưỡng mẹ mời về, tôi được ăn uống khoa học, đủ chất, thực đơn cân bằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Còn em trai tôi vẫn theo “chế độ thả rông” của bà – ngày ngày ăn bánh rán, bánh bao, thịt kho nhiều dầu mỡ – cơ thể bắt đầu phát tướng, biến thành một cục thịt tròn lẳn.

Sinh nhật 13 tuổi, trong bữa cơm, bà nội vẫn liên tục gắp thịt mỡ cho em trai:

“Cháu ngoan ăn nhiều một chút, có người kìa, có thịt không ăn, suốt ngày ăn mấy món chẳng có tí dầu mỡ nào, thì có tác dụng gì chứ?”

Tôi lặng lẽ ăn tôm và thịt bò trong bát mình, liếc nhìn em trai – người thấp hơn tôi cả cái đầu – nhưng không nói gì.

Ở trường, tôi được ăn cơm hộp mẹ chuẩn bị kỹ càng, cân đối dinh dưỡng.

Còn em trai thì suốt ngày ăn gà rán, uống coca, ăn xong còn phải ợ lên một cái thật sảng khoái:

“Ngon quá! Đây mới là cuộc sống con người chứ!”

“Lâm Mặc, cơm hộp của anh bị hấp hơi đến nhão rồi còn gì ngon nữa! Theo cái bà mặt đơ kia, khổ còn dài lắm!”

“Nếu giờ anh quỳ xuống lạy em một cái thật kêu, có khi em còn cho anh cái xương gà vừa gặm xong đấy!”

Tôi không đáp lại mấy câu trêu chọc đó, chỉ ăn hết miếng cơm cuối cùng rồi cất hộp.

“Vậy à? Anh thật sự ghen tị với cuộc sống sung sướng của em đấy.”

“Còn xương gà thì thôi, anh nhường em giữ lại mà gặm tiếp.”

Lúc này đã lớp 9, em tôi tuy thấp hơn tôi cả cái đầu nhưng cân nặng thì gần gấp đôi, răng cũng rụng mất mấy cái.

Nhiều lúc nó đau đến đập cả đầu vào tường, nhưng bà nội vẫn giữ nguyên quan điểm “thả rông”, chẳng bao giờ đưa nó đi bệnh viện, chỉ thi thoảng cho uống một viên thuốc giảm đau cũ kỹ chẳng biết để bao lâu.

Thấy tôi tỏ vẻ chẳng mấy để tâm, em tôi lộ ra ánh mắt tức tối, hằn học ném hộp gà rán xuống sàn, sốt cà chua văng tung tóe.

Đúng lúc trực nhật bước vào, thấy sàn lại bị bẩn, cau mày nói lớn:

“Lâm Nham! Em lại vứt rác lung tung nữa rồi!”

Em tôi đảo mắt, lập tức đổ tội:

“Là Lâm Mặc đấy! Anh ấy ghen tị vì em được ăn gà rán nên mới cố tình ném hộp của em xuống đất!”

Nó cố tình hét to, khiến cả đám học sinh bu lại xem.

“Anh ơi, sao anh lại như thế? Lúc đầu là anh chê bà già yếu, không muốn chăm nên mới chọn theo mẹ, theo cái gọi là giáo dục tinh anh!”

“Bây giờ lại chê mẹ khắt khe, ghen tị vì em được theo bà!”

“Anh làm em thất vọng quá!”

Nghe vậy, mọi người bắt đầu chĩa mũi dùi về phía tôi:

“Trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu! Ngay cả bà nội cũng không muốn phụng dưỡng, học hành giỏi thì có ích gì?”

“Đúng rồi! Còn nhỏ tuổi mà thế này, đúng là đồ cặn bã của xã hội!”

“Hay đuổi Lâm Mặc ra khỏi trường đi! Tôi không muốn học cùng người như cậu ta đâu!”

Em tôi giả vờ đau khổ, nói tiếp:

“Nếu anh mà bị đuổi học, mẹ sẽ thất vọng lắm đấy…”

Báo cáo