Chương 3 - CỦA HỒI MÔN BỊ TRÁO

3

Nhà tôi vốn là thương gia lâu đời, trước khi lập quốc đã giàu nứt đố đổ vách.

Mấy đời sau đều làm theo gia huấn, tích đức hành thiện.

Thời kháng chiến, ông nội tôi huy động cả dòng họ, bán sạch tài sản để ủng hộ chống Nhật.

Ngoài căn nhà tổ là tài sản cố định không thể chuyển nhượng, thì chỉ còn lại một rương nhỏ “cá vàng” để dành cho tôi.

Ba mẹ cưng chiều tôi – đứa con gái duy nhất – như ngọc như ngà.

Cũng chẳng quá coi trọng đống vốn liếng tổ tiên để lại phòng ngày tái lập cơ nghiệp.

Kiếp trước, tôi không nỡ để Cố Kiều “mang bệnh một mình rời đi”.

Nên đã tiết lộ bí mật ngôi nhà tổ cho anh ta biết.

Anh ta mang theo gia sản của tôi, nuôi bồ nhí, sinh con.

Sau này lại đón gió cải cách, làm ăn như diều gặp gió.

Trọng sinh trở lại, tôi chỉ thấy may mắn vì mình chưa kịp nói cho anh ta bí mật ngôi nhà.

Cố Kiều vẫn một lòng nhắm vào mấy chục thỏi vàng trong hồi môn của tôi.

Nghe tôi đồng ý “để lại làm kỷ niệm”, anh ta hí hửng chạy ngay ra ngoài, không kìm được mà khoe với “bạch nguyệt quang”.

Nhân lúc nhà không ai, tôi mò vào gầm giường, tháo mấy viên gạch dưới nền.

Thay hết thỏi vàng thật trong người bằng mấy khối đồng đã chuẩn bị từ trước.

Thời kỳ Nhật ngụy chiếm đóng, ông nội tôi vì đối phó với Hán gian mà làm ra những “thỏi vàng giả” giống y như thật.

Tôi rất tự tin.

Cố Kiều đang chìm trong sung sướng, chẳng có mắt để phân biệt thật giả.

Nói chính xác hơn, anh ta quá tự tin vào sức hấp dẫn của bản thân.

Kiếp trước, An Kiệt vì yêu anh ta đến mù quáng.

Chồng “chết” rồi, tôi nào còn tâm trạng để giữ lại của cải gì.

Lần này, tôi gom hết những gì thuộc về mình trong nhà, dọn sạch.

Ba mẹ tôi nhận được thông báo từ sớm, cùng mấy anh họ chờ sẵn ngoài cổng.

Tất cả đồ đạc đã được gói ghém đâu vào đấy, xếp hết lên xe bò.

Ngoài mấy cái nồi niêu sứt mẻ và vài cái bát mẻ trên bếp, nhà họ Cố bị tôi dọn trống trơn.

Ừm, lúc tôi gả vào, nơi này thế nào.

Giờ tôi đi, vẫn giữ đúng nguyên trạng.

Ba mẹ và các anh họ giúp tôi yên vị trên xe, rồi cùng nhau mỉm cười.

“Về nhà thôi!”

Cha mẹ chồng cũ và em chồng tôi, tối hôm đó mới mò về nhà, vừa bước vào đã chết lặng trước cảnh tường vỡ mái sập, nhà cửa trống trơn như bị cướp sạch.

Họ gọi loạn khắp nơi tìm tôi.

Cuối cùng lần theo lời chỉ của hàng xóm, hằm hằm kéo nhau đến tận cửa nhà tôi.

“An Kiệt, ra đây cho tôi! Ai cho cô cái gan dọn sạch đồ nhà tôi hả?! Mền bông của tôi, máy may, xe đạp của tôi, trả lại đây ngay!”

Mẹ của Cố Kiều, người lúc nào cũng giả vờ yếu đuối, ôm ngực gào khóc ầm ĩ.

Cố Lỗi và cha chồng Cố Đại Sơn đi cùng cũng nổi trận lôi đình, gương mặt đầy căm phẫn.

Dân làng xúm lại xem náo nhiệt, vây kín cả sân.

Ba mẹ tôi vừa nghe tiếng ồn đã bước ra, chưa kịp mở miệng thì đã bị Cố Đại Sơn lớn giọng chặn đầu.

“Thông gia à, ông bà dạy con kiểu gì vậy, không lời không tiếng dắt nó về nhà mẹ đẻ, lại còn dọn trống đồ đạc nhà tôi, mau gọi An Kiệt ra đây theo chúng tôi về, đem hết đồ trả lại, không thiếu một cái gì!”

Vừa dứt lời đã bị một người thím nhà tôi xông lên nhổ thẳng bãi nước bọt vào mặt.

“Đồ con rùa nhà ông! Trả đồ cho nhà ông á? Trước khi cháu tôi gả vào, nhà họ Cố ba đời chẳng có nổi một bộ quần áo lành lặn!”

“Xe đạp, máy may, mền gối… cái nào không phải hồi môn do anh chị tôi chuẩn bị cho An Kiệt? Ngay cả cái bộ đồ thằng con út nhà ông đang mặc, cũng là vải từ của hồi môn cháu gái tôi may ra đấy! Đồ của nhà ông? Nhà ông có cái con khỉ ấy!”

Cả đám dân làng nghe xong, cười rần rần.

Ai cũng chỉ trỏ ba người nhà họ Cố mà mắng chửi.

Mặt Cố Lỗi đỏ bừng, lúng túng kéo kéo áo mình.

Trong lòng âm thầm trách thím họ nhà chị dâu ăn nói quá cay nghiệt.

Chị dâu đã gả vào nhà Cố, của hồi môn đương nhiên là của nhà chồng, còn phân chia gì nữa?

Anh cả đối với cô ta vẫn còn quá tử tế.

Nếu là mình, nhất định phải tìm người bêu xấu cô ta khắp làng, sau đó cướp hết của hồi môn, đuổi thẳng ra khỏi nhà.

Làm sao có chuyện để cô ta ly hôn, thoát đi dễ dàng như thế được?

Cố Đại Sơn bị mắng đến mức không ngẩng đầu nổi.

Nhưng nghĩ đến lời dặn của con trai cả, ông ta đành cứng đầu cãi lý.

“Con gái ông bà cưới về một năm chẳng thấy bóng dáng đâu. Con trai tôi vừa phát bệnh, cô ta đã đòi ly hôn.”

“Ly hôn rồi còn dọn sạch đồ nhà tôi. Mọi người phân xử xem, có ai làm người mà nhẫn tâm như vậy không? Không phải đồ lang sói thì là gì?”

Dân làng bắt đầu dao động, bắt đầu quay sang trách móc tôi và ba mẹ là làm quá đáng, thiếu đạo lý.

Báo cáo Nếu phát hiện thiếu chương hoặc bất kỳ vấn đề nào, hãy phản hồi cho tôi! :)