Chương 1 - Cơn Mưa Ký Ức
1
Ngoài trời đang mưa như trút, tôi cởi áo khoác ra che lên hộp tro cốt, hết lần này tới lần khác ấn chuông cửa.
Lúc ấy mới chỉ chạng vạng, nhưng trời đã tối đen như mực.
Mây đen nặng nề đè xuống đỉnh đầu, sấm sét chớp giật, cuồng phong g ,ào thét khắp các ngõ phố, như thể tận thế đã tới.
Y như tâm trạng tôi lúc bấy giờ.
Tiếng khóc th ,ảm th,iết bị cơn mưa xối xả nuốt chửng, bầu trời cùng tôi gào khóc, nước mắt hòa cùng nước mưa khiến toàn thân tôi ướt sũng.
Tôi nhấn chuông đến cuối cùng, gần như ngh ,iến răng ngh ,iến lợi giơ tay đập mạnh vào cửa.
Trong căn biệt thự nhỏ phía sau, đèn đuốc tầng một sáng trưng, có thể lờ mờ nhìn thấy chiếc tivi trong phòng khách đang chiếu một bộ phim hoạt hình hài hước vui nhộn.
Giang Dự đã đi công tác ở thành phố khác, nhưng con trai ruột của tôi – Giang Văn – lúc này đang ở trong căn nhà ấm áp ấy.
Nó không phải không nghe thấy.
Mà là cố tình.
Loại trò đùa đổi mật mã cửa mỗi khi tôi ra ngoài này, nó đã chơi không chỉ một lần.
Có lẽ vì bị tiếng chuông làm phiền đến bực bội, Giang Văn nhấn nút intercom, giọng gắt gỏng:
“Không ai bảo mẹ ra ngoài mà không mang theo chìa khóa dự phòng nhé? Đúng là ng ,ốc ch,et đi được! Tự nghĩ cách mà vào!”
Giọng nó vẫn còn non nớt, qua máy truyền âm lại càng biến dạng, nghe vừa xa lạ vừa lạnh lùng.
Tôi tựa vào tường, đưa tay lau bừa nước mưa và nước mắt trên mặt, cố gắng che chắn hộp tro c ,ốt trong lòng bằng thân mình.
Tôi không muốn để mẹ bị dầm mưa.
Lúc còn sống tôi đã chẳng chăm sóc tốt cho bà, giờ bà đi rồi, đây là việc duy nhất tôi có thể làm cho bà.
Tôi dằn tiếng nghẹn ngào nơi cổ họng, lạnh lùng nói với Giang Văn:
“Mẹ nói lần cuối, Giang Văn, mở cửa cho mẹ.”
Đèn trên máy intercom nhấp nháy vài cái, bên trong còn vọng ra tiếng tivi.
Rồi… Giang Văn không nói gì nữa.
Khoảnh sáng nhỏ nhoi trước mặt tôi, cứ thế vụt tắt.
Cả thế gian lặng ngắt, tôi cúi người tựa vào tường, vành mắt đỏ hoe, cơ thể cứng đờ, lặng lẽ như một pho tượng giữa cơn mưa bão.
Có lẽ đã rất lâu trôi qua cũng có thể chỉ mới một khắc.
Tôi bình tĩnh chấp nhận hiện thực rằng mình đã mất con.
Rồi tôi bật cười khẽ, chớp mắt một cái, nhẹ giọng nói với mẹ:
“Không sao đâu mẹ à, mình đi thôi, con đưa mẹ về nhà.”
Nói xong, tôi quay người bước đi trong mưa, không hề do dự.
Kể từ hôm nay, tôi mất mẹ.
Giang Văn cũng vậy.
2
Tôi bắt taxi trở về khu Nam thành, cách nhà họ Giang một trời một vực.
Ở đây không có những tòa nhà cao sang tráng lệ, chỉ toàn những khu dân cư cũ kỹ, xuống cấp.
Nhưng lại mang đến cho tôi cảm giác nhẹ nhõm và yên bình chưa từng có.
Tôi bước từng bậc thang lên tầng trong chiếc cầu thang hẹp tối om, mỗi khi tôi đi qua một tầng, đèn cảm ứng trên đầu lại bật sáng một cách dịu dàng.
Như thể nói với tôi: đã lâu không gặp, chào mừng trở về nhà.
Nhưng khi tôi lên đến tầng năm, đứng trước cánh cửa quen thuộc, mò trong túi trống rỗng một hồi, tôi mới thấy khó xử.
Nước mưa từ ống quần chảy xuống, nhanh chóng đọng thành một vũng dưới chân, gió lạnh lùa vào hành lang khiến tôi nổi cả da gà.
Không do dự quá lâu, tôi quay người gõ cửa nhà hàng xóm.
Cửa nhanh chóng mở ra, một cô gái tóc tai rối bù, mặc đồ ngủ, miệng còn cắn dở nửa quả táo xuất hiện.
Chúng tôi nhìn nhau, đều sững lại.
Tôi cứ tưởng người mở cửa sẽ là dì Triệu, ai ngờ lại là…
Tôi chớp mắt chậm rãi, để mặc giọt nước mưa trên lông mi rơi xuống, rồi nở một nụ cười lịch sự không chê vào đâu được:
“Xin lỗi đã làm phiền. Tôi nhớ mẹ tôi từng để lại chìa khóa nhà ở chỗ chị, phiền chị lấy giúp tôi được không?”
Cô bạn thân nhất một thời của tôi – Triệu Ngọc San – lấy quả táo ra khỏi miệng, ánh mắt phức tạp nhìn tôi lấm lem chật vật.
Rồi lạnh nhạt nói:
“Đợi chút.”
Cô ấy quay vào tìm lấy chìa khóa, rồi đưa cho tôi.
Tôi nhận lấy, khẽ nói cảm ơn.
Sau đó, hai người rơi vào im lặng.
Bây giờ tôi thực sự không còn sức để xử lý mối quan hệ đã rạn vỡ giữa chúng tôi.
Tôi gắng gượng cười thêm một lần nữa, rồi mở khóa, bước vào nhà mình.
Tôi bật đèn lên, ánh sáng bất ngờ khiến mắt tôi đau nhói, nước mắt lại chảy dài nơi khóe mắt.
Căn phòng sạch sẽ tinh tươm, mọi vật dụng đều được sắp xếp như tôi vẫn nhớ.
Tựa như mẹ chỉ vừa đi chợ, rồi sẽ sớm quay về.
Tôi nhẹ nhàng đặt hộp tro c ,ốt của mẹ lên bàn, vô tình tay chạm vào một lớp bụi mỏng phủ trên mặt bàn, sững người, nước mắt liền tuôn như lũ vỡ bờ.
Tôi từng giúp bà thoát khỏi cuộc hôn nhân thất bại, để bà rời xa tên kh ,ốn v ,ũ phu ng ,oại tình kia.
Tôi từng hứa sẽ mua nhà lớn cho bà, để bà được sống những ngày tháng hạnh phúc.
Nhưng bà luôn từ chối.
Bà nói hiện tại sống rất tốt rồi, con gái đã lấy chồng, nếu cứ lưu luyến nhà mẹ đẻ, bà sợ tôi sẽ bị ch ,èn ép ở nhà chồng.
Bao năm qua tôi gửi tiền về, bà gần như chẳng đụng đến, gom góp hết vào một quyển sổ tiết kiệm nhỏ, giờ nằm cạnh hộp tro – là những di vật hiếm hoi bà để lại cho tôi.
Sau khi ly hôn, việc mẹ thích nhất là ngồi lật từng trang album ảnh của tôi và Giang Văn.
Đôi tay chai sạn của bà để lại từng vết hằn sâu lắng của nỗi nhớ trên từng tấm ảnh.
Thế nhưng mỗi lần tôi đưa bà về nhà họ Giang chơi vài hôm, bà chỉ ăn một bữa cơm là vội vã rời đi.
Bởi vì Giang Dự không thích người ngoài vào nhà mình, dù lịch sự nhưng rất lạnh nhạt với bà.
Còn Giang Văn, bất kể tôi có dạy dỗ thế nào, thằng bé cũng luôn thể hiện sự chán ghét và phiền phức ra mặt với bà ngoại.
Tôi cứ nghĩ mình còn thời gian để thay đổi mọi thứ.
Ai ngờ mẹ lại mắc u ,ng thư, lại còn giấu tôi, không chịu nói ra.
Tới khi tôi phát hiện và đưa bà vào viện, thì đã quá muộn.
Tôi ngồi trên ghế, nước mắt lặng lẽ rơi, âm thầm dằn vặt trong nỗi day dứt.
Đột nhiên có tiếng gõ cửa.
Tôi còn tưởng là Giang Văn gọi tài xế đến tìm, lập tức cau mày, mang theo cơn giận mà ra mở.
Nhưng ngoài cửa là Triệu Ngọc San bưng một bát nước gừng, bên cạnh là một cậu bé mũm mĩm tầm bốn năm tuổi.
Thấy tôi ngây người, Triệu Ngọc San thở dài.
Cô ấy dắt theo thằng bé bước vào nhà tôi không chút khách sáo, rồi nói:
“Ướt như ch ,ó thế kia còn không đi tắm thay đồ đi, muốn cảm sốt chắc?”
3
Trong nhà vẫn còn nhiều quần áo cũ của tôi, mẹ đã giặt sạch và cất gọn gàng trong tủ.
Tôi tắm xong, mắt đỏ hoe bước ra, nhìn cảnh trước mặt có chút lúng túng.
Tivi đã bật, cậu bé ngồi ngoan ngoãn xem hoạt hình, còn Triệu Ngọc San thì đang cầm giẻ lau dọn nhà như rất quen tay.
Thấy tôi ra, cậu bé lập tức ngọt ngào gọi:
“Chào mẹ đỡ đầu ạ!”
Tôi cầm khăn lau tóc, ngẩn người nhìn cô ấy.
Cô tiện tay đưa cho tôi bát cháo mới nấu, nhướng cằm ra hiệu bảo tôi ăn, rồi điềm nhiên giới thiệu:
“Đây là con tôi – Triệu Tiêu Tiêu, năm nay năm tuổi.”
Tôi suýt phun cháo, trợn mắt:
“Cậu cưới rồi hả?”
Không phải tôi làm quá, nhưng từ thời còn đi học, Triệu Ngọc San đã là người kiên quyết không kết hôn, còn từng lên kế hoạch già rồi thì hai đứa sẽ mở viện dưỡng lão cùng nhau sống.
Cô ấy nhướng mày:
“Ai bảo chỉ có cưới mới sinh con được? Cậu lạc hậu rồi đấy, Kỷ Nhan.”
Cô kể là con của mình và một người bạn trai đẹp trai nhất từng hẹn hò, dù hai người không đi đến cùng, nhưng chia tay trong hòa bình.
Bố đứa bé biết chuyện vẫn chu cấp nuôi con, thỉnh thoảng còn quan tâm con trai.
Nhưng sau khi anh ta kết hôn năm ngoái, để tránh phiền phức, cô đã cắt đứt liên lạc.
Tôi lo lắng nhìn Tiêu Tiêu:
“Vậy thằng bé…?”
Bao năm làm bạn, chẳng cần nói hết câu, cô ấy đã hiểu tôi đang nghĩ gì.
Cô vẫy tay, Tiêu Tiêu liền nhảy khỏi ghế sofa, chạy đến, ngẩng đầu nhìn mẹ, mắt sáng như chó con.
Triệu Ngọc San mỉm cười, nhéo mặt con trai:
“Thằng bé vô tư, giống tôi, chẳng quan tâm bố nó là ai cả.”
Rồi cô vỗ nhẹ đầu nó, thằng bé lập tức quay sang ôm chân tôi, nũng nịu nói:
“Mẹ đỡ đầu xinh quá à, sau này mẹ làm mẹ ruột của con luôn được không?”
Một tiếng “mẹ” ấy khiến tôi ngẩn người.
Giang Văn ở nhà là một đứa tiểu bá vương, càng lớn càng khó dạy.
Nó luôn dùng những trò đùa ác ý để chọc giận tôi, chỉ để nhìn thấy tôi tức.
Đ/ọ.c full tại page G(óc N/hỏ c.ủa Tuệ L!â.m
Chẳng biết từ khi nào, nó bắt đầu gọi thẳng tên tôi, đã lâu lắm rồi… chưa từng gọi tôi là “mẹ”.
Tôi nuốt xuống vị chua chát trong lòng, cảm thấy hạnh phúc chỉ vì một tiếng “mẹ” của Tiêu Tiêu.
Tôi ngồi xuống, nhéo má thằng bé, mỉm cười nói:
“Trước khi con sinh ra, mẹ đã đặt trước vị trí mẹ đỡ đầu rồi. Vậy nên, tất nhiên là được.”
Tiêu Tiêu vui vẻ kêu lên một tiếng, hai tay mũm mĩm ôm cổ tôi, dính người như một chú cún con lông vàng mềm mại.
Dễ thương hơn Giang Văn nhiều.
Trên đầu bỗng vang lên giọng mỉa mai của Triệu Ngọc San:
“Tôi còn tưởng có người quên sạch mấy lời hứa giữa chúng ta rồi cơ.”
Sao có thể quên được chứ.
Cậu là người bạn tốt nhất đời này của tôi.
Nếu không phải vì sau khi cưới Giang Dự, anh ta ép tôi cắt đứt liên lạc với mọi người, khóa chặt tôi trong nhà…
Thì chúng ta cũng chẳng trở nên xa cách như thế.
Nói Tào Tháo, Tào Tháo đến.
Chuông điện thoại tôi đột nhiên vang lên.
Người gọi đến – chính là Giang Dự.