Chương 6 - Trò Chơi Định Mệnh

🔥 Mời bạn theo dõi page Hoa Rơi Bên Mộng để đọc sớm nhất các truyện mới nhất!

“Đã có khả năng hỗ trợ học hành, sao không nhận nuôi luôn đi? Còn bày đặt lý do này nọ.”

Để đáp lại những lời chất vấn ấy, và cũng để lưu lại toàn bộ trải nghiệm đặc biệt này, tôi bắt đầu ghi lại từng lần đến thăm tụi nhỏ ở trại trẻ, từng món đồ tôi hỗ trợ, rồi đăng tải thành bài viết kèm hình ảnh.

Để tránh bị làm phiền mãi không dứt, cũng như để phòng ngừa chuyện tụi nhỏ nhắm đến tài sản của chúng tôi, tôi và chồng bàn bạc, quyết định “lấy lui làm tiến”.

Chúng tôi tìm đến một người họ hàng đáng tin của chồng, chính thức chuyển quyền sở hữu ngôi nhà sang cho họ.

Thủ tục xong xuôi, chúng tôi bắt đầu “rỉ tai” hàng xóm và cả những người có thể tiếp xúc với tụi nhỏ, cố ý truyền đi một tin xấu:

Tôi giả vờ u sầu, gặp ai cũng than thở:

“Chồng em làm ăn thua lỗ lớn quá, giờ nợ nần chồng chất, phải bán nhà trả nợ, giờ hai vợ chồng sống chật vật lắm…”

Dù trong hoàn cảnh giả vờ khốn đốn, tôi vẫn tỏ vẻ rộng lượng:

“Cuộc sống dù có khó khăn, thì hai đứa nhỏ em vẫn sẽ cố gắng giúp đỡ phần nào, dù sao tụi nó cũng đáng thương.”

Tôi cứ tưởng khi nghe tin nhà tôi lâm vào cảnh nợ nần, tụi nhỏ sẽ biết thân mà rút lui.

Ai ngờ chúng còn “cứng đầu” hơn tôi nghĩ.

Trước sự sa sút giả tạo của vợ chồng tôi, tụi nhỏ không hề lùi bước, ngược lại còn bám chặt hơn, nhất quyết phải sống cùng chúng tôi.

Một hôm, tôi nhận được cuộc gọi từ trại trẻ với giọng gấp gáp:

“Không ổn rồi chị ơi, hai đứa nhỏ bỏ trốn rồi!”

Tim tôi chợt lặng đi.

Vừa bước xuống tầng thì thấy hai đứa trẻ đang ngồi bệt ngoài sân, khóc đến khản cả giọng.

Thấy tôi, cô bé lại òa lên khóc dữ dội hơn, vừa khóc vừa gào:

“Cô Lâm ơi, cháu không muốn quay về trại trẻ đâu, cô thương tụi cháu với! Mẹ cháu từng cứu cô một mạng mà, cô giúp tụi cháu đi mà!”

Con bé nhỏ xíu vậy mà còn làm bộ đòi lao đầu vào tường, khiến tôi hoảng hốt chạy tới ôm chặt lấy nó.

Tiếng khóc làm hàng xóm kéo tới xem, ai cũng chỉ trỏ bàn tán:

“Sao mà tụi nhỏ lại la khóc um sùm trước nhà người ta thế?”

“Cô này cũng tội mà, vụ nhận nuôi con bé trước đây rầm rộ lắm, giờ lại bị làm phiền nữa.”

“Có tay có chân mà không nuôi nổi hai đứa nhỏ à? Mẹ tụi nhỏ còn là ân nhân cứu mạng, mà cô ta chẳng biết ơn gì cả!”

Cuối cùng, tôi buộc phải cho tụi nhỏ ngủ lại một đêm.

Ai ngờ hôm sau, truyền thông lại kéo đến tận nhà phỏng vấn.

Chưa đến nửa ngày, tôi đã bị đẩy lên top tìm kiếm hot trên Weibo.

Người ta thích nghe những câu chuyện “người tốt việc tốt”.

Chẳng ai quan tâm tôi có thực lòng muốn nuôi tụi nhỏ không.

Không ai chỉ trích những người thân ruột của tụi nhỏ — những người nên có trách nhiệm nhất.

Tất cả đều chỉa mũi nhọn về phía tôi, ép tôi phải “lấy ơn báo ơn”, phải cao thượng tới cùng.

Chồng tôi chỉ biết ôm vai tôi an ủi:

“Mọi chuyện đã đến nước này, mình cũng chỉ có thể bước từng bước mà tính. Dù sao thì tụi nó vẫn còn là trẻ con…”

Tôi nghiến chặt răng, chỉ biết cắn răng gánh lấy gánh nặng này, chẳng còn đường nào lui nữa rồi.

Hai đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, chính quyền địa phương thấy chúng đáng thương, lại biết vợ chồng tôi chỉ là công chức bình thường nên cũng thông cảm.

Một trường tiểu học tư thục gần nhà vì muốn tạo hiệu ứng truyền thông tích cực đã miễn phí học phí cho cả hai em.

Về học phí thì tôi không cần chi trả nữa, nhưng tiền tiêu vặt cũng không còn như trước, rộng rãi thoải mái nữa.

Thật lòng mà nói, nếu được, tôi chẳng muốn bỏ ra thêm một đồng nào cho hai đứa “vong ân bội nghĩa” đó.

Để ép chúng tôi tiếp tục “chịu trách nhiệm”, chúng bắt đầu loan tin khắp khu dân cư, nói rằng chúng tôi nhẫn tâm vứt bỏ, ruồng rẫy con của ân nhân cứu mạng.

Chỉ trong thời gian ngắn, ánh mắt của hàng xóm nhìn chúng tôi đã đầy trách móc và nghi ngờ.

Một vài người thích chuyện thị phi còn lên mạng thêm mắm dặm muối cố tình làm bùng lên làn sóng dư luận mới.

Không chịu nổi sự quấy rầy liên miên, tôi và chồng đành cắn răng dọn đến một căn phòng trọ tồi tàn, chật hẹp.

Phòng ẩm thấp, ánh sáng kém, tường bong tróc từng mảng, trong không khí phảng phất mùi ẩm mốc cũ kỹ.

Chúng tôi sắm cho hai đứa một chiếc giường tầng, ván giường cứng đơ, không nổi lấy một cái nệm tử tế.

Từ đó trở đi, tôi và chồng thay đổi hoàn toàn thái độ với hai đứa nhỏ.

Trước đây còn quan tâm chuyện học hành, kiểm tra bài vở, giờ thì chẳng buồn để ý nữa.

Dù thành tích học tập thế nào, tiến bộ hay tụt lùi, chúng tôi cũng chẳng màng.

Dù sao thì với hai đứa vong ân phụ nghĩa này, cố gắng bao nhiêu cũng chỉ phí công vô ích.

Chúng tôi chỉ lo cho những nhu cầu thiết yếu — ăn uống qua ngày.

Cơm nước mỗi ngày cũng chỉ nấu cho có, không còn tốn công tính toán dinh dưỡng như trước.

Quần áo thì chọn loại rẻ tiền nhất, mặc kệ ánh mắt chê bai từ bọn trẻ.

Trước những lời than khóc, trách móc hay những yêu cầu vô lý, chúng tôi hoàn toàn phớt lờ.

Việc này kéo theo nhiều hệ lụy.

Trên mạng, có người tự xưng là “người biết chuyện” nói tôi ngược đãi trẻ em, đến một đồng tiêu vặt cũng không cho.

Dân mạng lại ùa vào chỉ trích tôi tới tấp.

Tôi lập tức gom toàn bộ chi phí sinh hoạt hàng tháng của hai đứa nhỏ làm thành một file trình chiếu dài, đăng tải công khai.

Nuôi một đứa trẻ chưa bao giờ là chuyện đơn giản.

Sau khi xem bảng chi phí, không ít cư dân mạng thay đổi thái độ:

“Chi phí ăn uống mỗi tháng còn cao hơn cả con tôi, thế này là quá tử tế rồi.”

Lúc này, Hứa Văn Văn không moi được lợi gì từ chồng con mình nữa, bắt đầu sốt ruột.

Tôi để ý thấy mấy lần cô ta cải trang, lén lút theo chân hai đứa nhỏ đến tận hẻm nhỏ rách nát.

Tôi giả vờ như không biết gì cả.

Báo cáo Nếu phát hiện thiếu chương hoặc bất kỳ vấn đề nào, hãy phản hồi cho tôi! :)