Chương 11 - Cứu Rỗi
Dì ấy vẫn giữ phong cách mạnh mẽ như xưa.
Tôi tốt nghiệp cấp ba suôn sẻ, tham gia kỳ thi đại học theo đúng lộ trình. Những năm qua, tiền sách vở, tiền bồi dưỡng và cả khoản phí học thêm không hề nhỏ, dì út luôn chi trả rất hào phóng.
Tôi không thể lấy một kết quả không ra gì để đáp lại công ơn của dì ấy.
Vì vậy, ngày công bố điểm thi, trước cửa hàng thực sự dựng lên một tấm biển, trên đó viết:
"Chúc mừng cô bé Chu Hòa Vân đạt 603 điểm trong kỳ thi đại học. Để chúc mừng, khách hàng đến chúc mừng tại cửa số 2, ngã rẽ phía tây tầng 3 sẽ được giảm giá."
Đúng như lời khách khứa nói, dì út thực sự mở tiệc lớn, quảng bá cho ai ai cũng biết.
Di ấy vui vẻ, còn tôi gần như ngất xỉu trong nhà hàng vì tính nhút nhát của mình.
Những ngày sau đó, dì ấy đưa tôi đi chọn trường, đăng ký nguyện vọng, rồi lại dẫn tôi đi du lịch, vui chơi.
Cho đến một buổi chiều nọ, dì út lại nhận được một cuộc điện thoại:
"Cái gì? Mẹ của Tiểu Vân mất rồi à?"
Lúc đó chúng tôi đang uống rượu trong một khách sạn nhìn ra biển, dì út nhận được tin này, lập tức tỉnh rượu.
"Con bé với họ cũng chẳng còn liên quan gì nữa, sau này Tiểu Vân muốn đi thăm thì tính sau. Ở xa quá chúng ta không cần phải vất vả đâu."
Mẹ và cha tôi đã vất vả bao nhiêu năm mới sinh được một đứa con.
Nhưng lúc đó, mẹ tôi đã là sản phụ lớn tuổi, một đứa con trai mà họ mơ ước bấy lâu, đã đổi lấy mạng sống của bà ta.
Còn cha tôi, vất vả cả đời, trung niên mới có con trai, nhưng vợ lại qua đời, phải cho con gái đi làm con thừa tự, nhà cửa khánh kiệt, đứa con trai còn đang gào khóc đòi bú.
Dì út hỏi tôi: "Cháu có thấy xót xa không?"
Tôi cuộn mình trên giường, trong đầu rối bời. Dù là hận hay yêu, dường như khi nghe tin mẹ qua đời, tất cả đều trở nên mơ hồ hơn rất nhiều.
Dì út thở dài, ở nơi tôi không nhìn thấy, dì ấy vẫn rơi nước mắt:
"Tất cả đã qua rồi, con gái họ là Chu Tiện Nữ, còn cháu là Chu Hòa Vân."
Tất nhiên, sau này khi cha tôi biết tôi đã tốt nghiệp đại học và tìm được công việc tốt, ông ta đã ôm đứa em trai quý giá của tôi đến tòa kiện.
Tiếc rằng năm xưa họ đã làm thủ tục cho nhận nuôi, tôi không còn nghĩa vụ phụng dưỡng gì với họ nữa.
Nhưng đó cũng là chuyện của mãi sau này.
13
Dì út dẫn tôi đi chơi đủ rồi, bèn sắp xếp hành lý gửi tôi đến trường Đại học.
Còn dì ấy thì quay về sân khấu của mình, tiếp tục làm bà chủ chợ sỉ, công việc kinh doanh ngày càng phát đạt.
Dì ấy dường như có vô cùng nhạy bén với xu hướng thị trường. Khi thương mại điện tử bắt đầu nổi lên, dì ấy lập tức chuyển hướng, bắt kịp xu thế, thậm chí còn kéo tôi vào làm cổ đông, trở thành "ngưu mã" (*) duy nhất trong công ty nhỏ của cô.
(*) Ý bảo công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên ý
Nhưng sau đó không ai dám coi thường tầm nhìn đầu tư của dì ấy nữa, dường như mỗi cơ hội dì ấy nhắm đến đều là thời cơ ngàn vàng khó đổi.
Điều đáng tiếc duy nhất là, năm dì ấy sáu mươi tuổi, dì ấy đột ngột ngã bệnh.
Lúc đó tôi đã bốn mươi bốn tuổi, đang giúp dì ấy quản lý công việc kinh doanh đã mở rộng ra đến nước ngoài.
Dì ấy rất giàu có, là nữ doanh nhân xuất sắc được tuyên dương hàng năm ở địa phương.
Một người từng khỏe mạnh như vậy, đột nhiên lại như một bông lan mất đi sinh khí, gần như héo úa.
Tôi chạy đôn chạy đáo trong bệnh viện, nhưng dì út đột nhiên lên tiếng:
"Đưa dì về nhà, về căn nhà đầu tiên ấy. Không cần chữa trị cho dì nữa, dì chỉ còn sống được ba ngày nữa thôi."
Câu nói ấy như một đòn nặng nề, khiến tôi - người nhiều năm qua được gọi là người phụ nữ mạnh mẽ - khóc như mưa.
Trên giường bệnh, dì út nhìn tôi, đôi mắt đục ngầu không có chút sợ hãi nào trước cái chết, mà chỉ toàn vẻ sảng khoái.
“Tiểu Vân à, dì kể cho cháu một câu chuyện kỳ lạ nhé, cháu đừng nghĩ dì bị bệnh đến mức lẩn thẩn đấy.”