Chương 1 - Cuộc Đời Thay Đổi Từ Dòng Chữ
Tết đến, cả nhà đang ăn bữa cơm đoàn viên, tôi và con gái đang bưng đồ ăn lên bàn.
Trước mắt bỗng hiện lên mấy dòng chữ:
【Thương cho bé gái phải lớn lên trong cái nhà như thế này.】
【Ông bố ngu ngốc, bà mẹ nhu nhược, ông bà nội thì thiên vị, nữ chính thật tội nghiệp.】
【Ôi trời ơi, lát nữa còn chẳng được ngồi lên bàn ăn ấy chứ.】
Tôi bị trúng tà rồi sao?
Sau này, nhờ những dòng phụ đề ấy giúp đỡ, tôi trực tiếp lật đổ cả cái nhà này.
Xông pha vào thập niên 90, tôi trở thành nữ chính mạnh mẽ!
1
“Hôm nay con dâu cả, là em dâu của các con, bận rộn cả buổi chiều dưới bếp, vất vả rồi.”
Mẹ chồng nói lời trái lòng, ánh mắt lại chẳng hề nhìn tôi, tay thì không ngừng gắp thịt cho mấy đứa cháu trai.
“Chị dâu đúng là đầu bếp, nấu ăn ngon ghê cơ, chứ em thì chẳng giúp được gì.” Em dâu vừa ăn vừa nói, miệng nhét đầy thức ăn.
“Con dâu à, con với cái Tĩnh ra bếp ăn đi, chỗ này hết chỗ rồi.” Bố chồng cũng nói vậy.
Tôi quay sang nhìn chồng, Lâm Đông Tôi mong biết bao anh ta có thể mở miệng nói một câu, ít nhất cũng để con gái tôi được ngồi ăn ở đây, ăn chút thịt.
Nhưng Lâm Đông chỉ cúi đầu nhai cơm.
Hy vọng trong mắt tôi tắt lịm, tôi cũng biết anh ta sẽ chẳng bao giờ che chở cho mẹ con tôi.
【Nhìn cái gì mà nhìn, Lâm Đông cái đồ rùa rụt cổ ấy đời nào che chở cho mày.】
【Người nấu cơm mà còn không được lên bàn ăn.】
【Nóng ruột quá đi, lật bàn luôn đi, còn hầu hạ gì nữa!】
Những dòng chữ đó lại hiện lên, rõ mồn một trước mắt tôi.
Tôi nhìn những người xung quanh, họ dường như không ai nhìn thấy.
Chỉ mình tôi thấy sao?
Tôi không dám hé răng, dù xã hội giờ đã yên bình, nhưng chuyện ma quỷ thần thánh vẫn không thể nói bậy được.Bạn đang đọc truyện tại TruyenNe.Com, rất mong được sự ủng hộ từ các bạn
Lật bàn sao?
Tôi không dám.
Lâm Đông luôn dạy tôi rằng, làm dâu trưởng phải biết chăm sóc cha mẹ chồng, em trai chồng, cháu trai là chuyện nên làm.
Tôi nén đau, bưng hai bát mì dắt con gái vào bếp.
Tôi vốn định gắp thêm ít thịt cho con bé, nhưng ánh mắt mẹ chồng cứ chằm chằm nhìn tôi.
Đằng sau còn vang lên tiếng bà ta: “Hai cái đùi gà này, mỗi đứa cháu ngoan một cái, ăn đi, nhiều thịt lắm, ăn nhanh lên!”
Trong bếp, nghe tiếng cười nói vui vẻ từ ngoài vọng vào.
Đúng rồi, Lâm Đông bố mẹ chồng, em trai chồng cùng gia đình cậu ta là một nhà.
Tôi với con gái chỉ là người ngoài.
Tôi cúi đầu nhìn con gái, con bé ngoan ngoãn ăn mì.
Rõ ràng nó lớn hơn hai thằng em họ mấy tuổi, vậy mà gầy gò, nhỏ bé.
2
Đêm Giao thừa, chúng tôi xách ít đồ ăn thừa về nhà.
“Trời lạnh thế này, chỗ này để lại còn ăn được hai bữa nữa. Bố mẹ vẫn nghĩ cho vợ chồng mình, giúp mình tiết kiệm tiền.”
Tôi chẳng buồn nghe Lâm Đông lải nhải, lòng tôi lạnh như tuyết dưới chân.
Gà, cá, sườn là đồ tôi xách tới, tiêu hết hơn nửa tháng lương, tôi với con gái chẳng ăn nổi một miếng, đổi lại mấy thứ này đem về?
À, còn ba viên kẹo sữa trong túi con bé nữa.
Mẹ chồng đếm từng viên cho nó.
Con gái tôi len lén bảo tôi, bà nội cho hai thằng em họ cả một nắm đầy.
Thiên vị đến mức không biết xấu hổ.
【Mẹ nữ chính ngốc thật, bị tẩy não rồi, có gì ngon cũng không giữ cho mình, cứ cố sức lấy lòng người ta, vừa mất công vừa chẳng ai thương.】
【Hai ông bà già đó chẳng coi ai ra gì, con út là vàng, còn con trưởng chẳng lẽ là nhặt về à? Ước gì nhặt được, tiếc là không phải.】
【Lâm Đông ngu muội, học đại học rồi mà còn cổ hủ như thời xưa.】
Lòng tôi rối bời, chẳng buồn nhìn mấy dòng chữ kia nữa.
Dù gì cũng chỉ chửi bố mẹ chồng, chửi Lâm Đông rồi chửi luôn cả tôi.
Mấy ngày Tết, đồ ăn thừa tôi không đụng đến, tất nhiên cũng không cho con gái ăn.
Ngày nghỉ không mua được thịt.
Tôi ngày nào cũng chiên hai quả trứng cho con ăn, còn nỡ lòng bỏ nhiều dầu nữa.
Nhìn con bé ăn mà mỡ dính đầy miệng, lòng tôi thấy ấm áp.
Còn Lâm Đông ở bên lườm tôi, lườm thì cứ lườm.
Trứng là để bồi bổ cho con, tôi xem anh ta có dám há mồm xin không.
Muốn ăn thì về mà gặm cơm thừa chan canh nguội của mẹ anh ta.
3
Những lúc rảnh rỗi, tôi ngồi ở nhà nhìn những dòng chữ kia.
Từ những mảnh chữ ghép nối rời rạc đó, tôi dần hiểu ra mình đang sống trong thế giới của một cuốn tiểu thuyết, mà tôi chỉ là công cụ cho người ta.
Nữ chính mà họ nói đến, chính là con gái tôi – Lâm Tĩnh.
Dựa vào sự liều lĩnh của mình, dù chỉ tốt nghiệp cấp 2, con bé đã tự thân gây dựng sự nghiệp, trở thành nữ cường nhân trong giới kinh doanh.
Còn tôi, phải hầu hạ mẹ chồng bị liệt, kiệt sức mà chết sớm.
Tôi chưa từng được chứng kiến thành công của con, càng chưa từng được sống những ngày tháng hạnh phúc.
Ngược lại, cả nhà em chồng lại sống sung túc nhờ tiền Lâm Tĩnh hiếu thảo gửi về cho cha ruột nó là Lâm Đông.
Người ngoài còn tưởng hai thằng cháu trai kia là con nhà giàu.
Đúng là hai mẹ con tôi bị họ hút máu để nuôi dưỡng cả cái nhà đó suốt đời!
Nghĩ mà tôi hận thấu tim gan.
Lúc tôi còn sống, tôi chẳng khác gì osin không công, việc nhà không thiếu thứ gì, còn phải hầu hạ cha mẹ chồng bệnh tật.
Tôi còn là cái ví di động trong nhà, chi tiền lo liệu mọi thứ để Lâm Đông chẳng phải lo chuyện cơm áo, chẳng cần bận tâm cha mẹ, cũng chẳng cần nghĩ đến con cái.
Cha mẹ chồng đối xử tệ bạc, tôi nhịn.
Em chồng tính toán, tôi cũng nhịn.
Lâm Đông lạnh nhạt với tôi, tôi càng nhịn.
Nhưng thứ tôi không thể nhịn nổi, chính là việc bọn họ còn muốn đè đầu cưỡi cổ lên con gái tôi, để nó chịu đói khổ.
Tôi không biết rõ cụ thể chi tiết ra sao, nhưng tim tôi cứ quặn đau.
Con bé mới mười mấy tuổi đã phải ra ngoài bươn chải kiếm sống?
Lúc đó tôi đang làm gì? Sao tôi không cho nó học cấp 3, thi đại học?
Chúng tôi chỉ có mỗi một đứa con gái, chẳng lẽ cũng không đủ khả năng nuôi nó học hành hay sao?
Nghĩ đến đây tôi chỉ biết ủ rũ thở dài, có lẽ… thật sự không có tiền cho nó đi học.
Từ những dòng chữ kia, tôi biết được lương tháng của Lâm Đông là 180 đồng, còn cao hơn mức trung bình trong nước.
Nhưng anh ta luôn nói với tôi là 130 đồng.
Mỗi tháng anh ta công khai đưa 50 đồng cho cha mẹ, nói gì mà “nuôi tôi học sư phạm vất vả lắm”.
Thực ra ngầm còn 50 đồng nữa gửi cho em trai.
Vậy nên, anh ta chỉ đưa cho tôi có 80 đồng.
Cộng với lương tôi được 110 đồng, ngày tháng chẳng dư dả gì, cơm ăn no nhưng chẳng dám tùy ý mua đồ ngon.
Còn anh ta, cứ mua được miếng thịt nào là lại đem hơn nửa về cho nhà cha mẹ, miệng thì bảo bên đó đông người.
Có cái gì tốt cũng nghĩ ngay đến việc mang về biếu.
Tết nhất, sinh nhật còn bắt tôi mua quần áo, giày dép cho hai thằng cháu.
Nhà họ Lâm đúng là lũ hút máu.
4
Hồi xưa, người mai mối nói về anh ta hay lắm.
Lâm Đông là giáo viên trường cấp 2 thuộc xưởng cơ khí, trí thức hẳn hoi.
Ngoại hình nho nhã.
Có một em trai, sống cùng cha mẹ.
Kết hôn rồi thì hai vợ chồng có thể dọn ra ở riêng.
Nói cho cùng, tôi là đeo cao anh ta, bởi tôi chỉ học hết cấp 2, làm bếp ăn ở xưởng cơ khí.
Sau kết hôn, dọn ra riêng thật đấy.
Chúng tôi sống ở khu tập thể giáo viên.
Bốn năm sau cưới, Lâm Đông vốn đủ điều kiện được phân nhà mới.
Nhưng tiếc thay, chúng tôi… không có tiền để mua.
Tôi bảo anh ta về nhà mượn tạm ít tiền, anh ta liền cau có, nói rằng cha mẹ chồng tôi sức khỏe không tốt, phải uống thuốc, lấy đâu ra tiền dư.
Sau này tôi mới biết, ngay trong khoảng thời gian đó, em trai chồng đã mua được nhà tập thể phúc lợi ở xưởng nước, chẳng qua họ chê nhỏ nên vẫn ở chung với bố mẹ.
Tôi nhìn ra ngay, chẳng qua là tiếc tiền cơm ở không, tiếc có người hầu hạ miễn phí.
Ở chung với cha mẹ, cái gì cũng không cần phải động tay.
Tôi từng cãi nhau với Lâm Đông về chuyện này, anh ta bảo tôi vô lý.
Nói tiền đó là do em trai anh ta tự tích góp từ lương mà có, người ta mua nhà mới thì liên quan gì tới tôi.
Hừ, em chồng tôi chỉ là công nhân bình thường, lại còn hai đứa con nhỏ phải nuôi, thế mà vẫn có tiền tiết kiệm.
Còn vợ chồng tôi, tháng nào tiêu tháng đó, chẳng dư ra nổi một đồng.
Lúc ấy tôi còn ngây thơ tưởng em chồng giỏi kiếm thêm thu nhập bên ngoài, giờ mới hiểu “thu nhập bên ngoài” chính là ăn trên xương máu nhà tôi mà ra!
Nhà mẹ đẻ tôi ở quê, người quê tích cóp được đồng nào càng khó khăn, trong nhà lại còn ba anh chị em, tôi cũng chẳng dám mở miệng nhờ vả.
Dù tôi vào thành phố, có được “cơm công nhân, bát sắt không lo mất việc”, nhưng chưa từng có tiền để giúp đỡ nhà mẹ đẻ.
Bên ngoại cũng chưa từng đòi hỏi gì tôi, nghĩ đến đây tôi chỉ thấy càng thêm áy náy.