Chương 9 - Bát Cơm Thiu Và Hôn Ước Đã Quên

Ta vốn chẳng nghĩ đến việc phản bác Vương Sở Ngọc, cũng không nghĩ sẽ có ai thay ta mở miệng.

Dù sao, thân như ta, được sống đã là khó nhọc lắm rồi.

Thế mà Thôi Hằng lại cất lời:

“Người quân tử cứu giúp kẻ khác, cần lấy lòng thành mà làm. Nếu trong tay có lương thực mà chỉ bố thí cặn bã, hành vi đó còn không bằng loài cầm thú.”

“Tống phu nhân nghĩ rằng, năm xưa Tống gia tiếp tế cho Minh Nguyệt, là[ Phân phối thực phẩm] cứu giúp hay chỉ là[ bẩn thỉu] đổ thừa rác rưởi?”

Những lời ấy hơi cao xa, ta vốn ít học, nên không thật hiểu hết.

Nhưng Vương Sở Ngọc thì khác, nàng đọc sách nhiều, chỉ nghe xong liền tái hẳn mặt.

“Ngươi… ngươi…”

Nàng chưa kịp nói hết câu, Thôi Hằng đã hơi khom người thi lễ:

“Mưa đã nặng hạt, Thôi mỗ cũng không tiện cùng phu nhân luận bàn thêm.”

Giữa cơn mưa rơi lộp độp như hạt ngọc, chúng ta xoay người đi thẳng.

Chỉ để lại Vương Sở Ngọc đứng một mình tại chỗ, giận đến nỗi hất tay áo suýt trượt chân.

Đêm xuống, ngoài trời lại đổ một trận mưa hỗn loạn lạ thường.

Ta vừa nhóm lò than lên sưởi, thì có tiếng gõ cửa.

Là Thôi Hằng.

Hắn vừa uống thuốc xong, trên áo còn vương mùi dược nhè nhẹ.

“Công tử muốn ăn gì sao? Ta đi gọi người chuẩn bị ngay.”

Thôi Hằng khẽ lắc đầu, vịn khung cửa bước vào.

Ánh đèn hạt đậu hắt ra mờ mờ, ta và hắn mặt đối mặt, cũng thấy có chút ngại ngùng.

Ngoài kia gió lạnh gào thét, ta bèn tiện tay đóng cửa lại, mới hỏi:

“Công tử có điều gì muốn nói ư?”

Thôi Hằng lúc ấy mới nhẹ gật đầu.

“Đúng là có chuyện muốn thưa cùng Minh Nguyệt cô nương.”

Hắn vẫn luôn giữ vẻ khách khí.

Ở Tống gia trước kia, nếu họ vui lòng thì gọi ta là Minh Nguyệt, còn khi không vui thì chẳng ngại mắng một câu “con nha đầu hèn hạ ăn mày kia.”

Chỉ riêng Thôi Hằng lúc nào cũng khách khách khí khí gọi ta là “Minh Nguyệt cô nương.”

Ngày thường, ta thấy sự khách khí ấy là mực thước giữ lễ.

Nhưng sau lời Vương Sở Ngọc nói ban chiều, cái khách khí ấy lại biến thành xa cách.

Một công tử thế gia, dẫu có thân thiện lễ độ, thì cuối cùng vẫn cần giữ mặt mũi.

Mà ta — đứa nha hoàn mới mua về chưa lâu — hôm nay bị người ta phơi bày quá khứ nhục nhã như thế, khác nào làm mất mặt cả Thôi gia.

Chuyện khi nãy hắn đứng ra đáp lời, chẳng qua là vì giữ thể diện cho Thôi gia mà thôi, nào phải vì ta.

Nghĩ vậy, ta không chờ hắn mở miệng, liền chủ động thi lễ xin lui:

“Tây Hoa Sơn có suối nước nóng, tất hữu công hiệu trị bệnh. Chân công tử chắc chẳng bao lâu sẽ bình phục. Đợi mưa này tạnh, ta cũng xin cáo từ rời khỏi Thôi gia.”

Thôi Hằng khựng lại:

“Rời Thôi gia? Minh Nguyệt cô nương định trở về quê sao?”

Ta khẽ gật đầu, rồi lại lắc đầu.

Từ bé đã bán mình làm tỳ, lớn đến chừng này, lòng cũng mơ hồ chưa biết nơi nào là chốn đi về.

Sinh không rõ mình từ đâu, chết cũng chẳng biết sẽ về đâu.

Thấy ta cúi đầu lặng im không nói, Thôi Hằng như cũng hiểu ra đôi phần.

“… Là vì chuyện ban ngày sao?”

Ta ngẫm nghĩ.

Cảm thấy hình như đúng, mà cũng hình như không hẳn vậy.

Kỳ thực lời Vương Sở Ngọc nói hôm nay cũng chẳng tính là khó nghe nhất.

Hồi mới vào Tống gia, lời còn cay nghiệt hơn ta cũng từng nghe đủ.

Chỉ là khi ấy còn nhỏ dại, lòng cạn, tai cũng cạn, nên dẫu nghe những lời tàn nhẫn ấy, cũng không thật sự để vào tim.

Nhưng nay, rời khỏi Tống gia, thực sự được làm “người” một lần, những lời vốn chẳng đau chẳng ngứa ấy lại như dao cắm thẳng vào tim.

Ta không biết nên biện giải thế nào.

Cứ như hồi nhỏ, trong nhà có con chó cái sinh đàn con, phụ thân tùy tiện đem tặng một con chó đen lông không thuần.

Vì màu lông xấu không được yêu thích, nên dẫu chỉ là sủa vài tiếng cũng thành cái cớ để bị vứt bỏ.

Cho nên lúc này, ta không dám hỏi.

Chỉ biết bịt tai, giấu kín mọi xúc cảm, giống hệt tiểu Minh Nguyệt vừa bước chân vào Tống gia năm xưa, cười hì hì nói lời khách sáo:

“Ta xuất thân hèn hạ, lại vụng về thô kệch, vốn chẳng xứng hầu hạ công tử. Ở Thôi gia đến nay, đã là nhờ công tử lòng dạ khoan hậu.”

“Sau này núi sông cách trở, Minh Nguyệt cũng không dám làm vấy bẩn thanh danh công tử.”

Ta cứ ngỡ mấy câu nói vòng vo này có thể khiến Thôi Hằng nản lòng mà lui.

Nhưng hắn chỉ khẽ thở dài, đợi gió đêm làm ngọn đèn lay lắt, mới chậm rãi cất tiếng:

“Nhưng tất cả những điều ấy… không phải lỗi của cô nương.”

Ta ngỡ mình nghe nhầm:

“Công tử nói gì?”

Thôi Hằng nghiêng đầu nhìn ta, nói từng chữ rõ ràng:

“Xuất thân hèn hạ, cử chỉ thô lỗ, đều không phải tội của cô nương.”

Báo cáo