Chương 346 - Bàn Về Một Ngàn Cách Cải Tạo Tra Nam

 

 

 

Lớp 1 lúc nãy khi chụp ảnh còn phải tranh vị trí cả buổi. Họ đều là những học sinh ưu tú, chẳng ai muốn đứng ở góc, thầy cô phải dàn xếp mãi mới ổn thỏa.

Châu Khải là người hay pha trò, bèn đùa với cô giáo và hiệu trưởng: "Đương nhiên rồi, Cận Hành là bảo vật của lớp chúng em. Bảo vật mà không đứng trung tâm thì thật là bất công!"

Mọi người xung quanh đều bật cười.

Cận Hành chỉ có thể làm theo ý cô giáo, hơi cúi thấp chiều cao, cố gắng không che khuất người phía sau. Vài bạn nam bên cạnh choàng vai bá cổ nhau, cũng tiện thể kéo anh vào, cùng nhau giơ hai ngón tay tạo dáng trước ống kính.

Nhiếp ảnh gia chỉnh lại góc máy, cuối cùng lên tiếng: "Bạn đẹp trai đứng giữa, cười một cái nào."

Người đẹp trai đứng giữa, hiển nhiên là Cận Hành. Có lẽ vì nụ cười tươi sáng của những người bên cạnh, mà nét mặt có phần nhạt nhòa của anh lại trở nên nổi bật. Cận Hành chỉ có thể mỉm cười, lúc đầu hơi gượng gạo, nhưng về sau dần thả lỏng.

Nụ cười chân thành đối với anh dường như không còn khó khăn như trước nữa.

"Chụp nào!"

Khoảnh khắc máy ảnh bắt được hình ảnh của họ, dường như đã lưu giữ lại tất cả thời gian suốt ba năm qua. Nó cũng giống như một đường phân cách, tách rời hoàn toàn thanh xuân, tượng trưng cho sự kết thúc của thời niên thiếu.

Ba năm dài đằng đẵng, nhưng cũng chỉ đến thế, khi ngoảnh lại, họ nhận ra bản thân đã vượt qua biết bao gian khổ.

Sau khi chụp ảnh tập thể xong, Cận Hành vốn định quay về lớp học, ai ngờ một nữ sinh trong lớp đột nhiên ôm một bó hoa chạy tới, không nói không rằng nhét một bó hướng dương vào tay anh: "Cận Hành, tặng cậu."

Anh tưởng rằng đây là một lời tỏ tình, cảm thấy không nên nhận, định trả lại thì Châu Khải bỗng nhiên vỗ đầu như vừa nhớ ra chuyện gì, chạy qua ôm thêm hai bó hoa nữa.

Một bó dành cho cô Sầm, bó còn lại đưa cho Cận Hành.

Châu Khải vỗ vai anh, cười nói: "Anh bạn, trong toàn trường này, tôi biết ơn hai người nhất, một là cậu, hai là cô Sầm."

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .